Hướng dẫn quản lý tài chính đối với nguồn viện trợ không hoàn lại

Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN
Thông tư hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài (gọi chung là viện trợ) thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN), bao gồm:
Viện trợ hỗ trợ ngân sách cho ngân sách trung ương hoặc cho ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Viện trợ độc lập hoặc viện trợ kèm theo khoản vay cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (bao gồm cả nhiệm vụ chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách cấp tỉnh), hoặc viện trợ trực tiếp cho chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh;
Viện trợ phi dự án để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, bao gồm cả chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp tỉnh, hoặc trực tiếp hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh.
Mọi khoản viện trợ phải được quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ
Thông tư nêu rõ nguyên tắc quản lý tài chính đối với khoản viện trợ là mọi khoản viện trợ đều phải được phân loại, quản lý, theo dõi và hạch toán theo từng phương thức tài trợ (chương trình, dự án hoặc phi dự án); tính chất khoản chi ngân sách nhà nước (chi thường xuyên, chi đầu tư, phát triển hoặc chi khác của NSNN), phương thức tổ chức thực hiện (bên tài trợ nước ngoài trực tiếp, hoặc ủy thác một tổ chức khác thực hiện hoặc chủ chương trình, chủ dự án bên Việt Nam thực hiện).
Vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu NSNN được dự toán, hạch toán đầy đủ, kịp thời; quyết toán theo quy định về quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi của chương trình, dự án, khoản viện trợ.
Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm lập dự toán thu, chi NSNN sát khả năng thực hiện trong năm để tiếp nhận, thực hiện, hạch toán, quyết toán thu chi NSNN đối với khoản viện trợ theo quy định tại Thông tư này; kịp thời đề xuất bố trí dự toán bổ sung trong trường hợp phát sinh nhu cầu thu, chi viện trợ đột xuất; chỉ tiếp nhận vốn viện trợ khi có nhu cầu, khả năng sử dụng.
Việc xử lý dự toán thu, chi các khoản viện trợ cuối năm được thực hiện theo quy định về pháp luật quản lý NSNN.
Mọi khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án phía Việt Nam trực tiếp quản lý, thực hiện được chuyển vào một tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại ngay khi tiếp nhận; được theo dõi, hạch toán, quyết toán riêng theo từng khoản viện trợ cụ thể.
Không chuyển vốn viện trợ cho chương trình, dự án cụ thể vào tài khoản cá nhân, thuê, mượn hoặc tài khoản chung của cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận. Không mở tài khoản tại nước ngoài để tiếp nhận vốn viện trợ, trừ trường hợp có yêu cầu theo quy định pháp luật của bên tài trợ và được quy định tại Thỏa thuận viện trợ/Hiệp định viện trợ.
Các khoản viện trợ bằng tiền do chủ chương trình, dự án bên Việt Nam thực hiện phải kiểm soát chi theo quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN.
Việc hạch toán vào ngân sách nhà nước được thực hiện trên cơ sở đề xuất của chủ chương trình, dự án, phi dự án; dự toán được cấp có thẩm quyền giao và hồ sơ thanh toán theo quy định.
Đối với các khoản viện trợ do bên tài trợ cung cấp theo hình thức hàng hóa, hiện vật, công trình bao gồm khoản viện trợ theo hình thức chìa khóa trao tay, cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong việc quản lý, theo dõi, phân bổ, phối hợp với nhà tài trợ để xác định giá trị khoản hiện vật được viện trợ cho bên Việt Nam và thực hiện việc hạch toán thu, chi NSNN, quyết toán theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/5/2022.
nguồn: Lan Phương(baochinhphu.vn)
- Từ ngày 21/5, công an xã được cấp đăng ký, biển số xe (15/04/2022)
- Đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ phải coi trọng việc động viên, khuyến khích tiến bộ (18/04/2022)
- Đề xuất thêm trách nhiệm của người nộp hồ sơ đăng ký quốc tịch tàu bay (18/04/2022)
- Đề xuất quy định phương thức, nội dung ghi nhãn hàng hóa điện tử (18/04/2022)
- Quy định nhận, gửi thư, quà đối với học sinh trường giáo dưỡng (18/04/2022)
- Đề xuất Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương (19/04/2022)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe (19/04/2022)
- Đề xuất quy định mới về quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp (21/04/2022)
- Đề xuất các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký (21/04/2022)
- Quy định chế độ báo cáo thống kê đối với các tổ chức tín dụng (21/04/2022)
- Thẩm quyền xử phạt VPHC lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội (15/04/2022)
- Giáo viên chủ nhiệm trường giáo dưỡng không được tự ý tiếp xúc với thân nhân của học sinh (15/04/2022)
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho mọi thí sinh trong tuyển sinh đại học 2022 (15/04/2022)
- Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc phải chấp hành đúng quy định về lao động, học tập (14/04/2022)
- Đề xuất mới về các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính (14/04/2022)
- Mức giảm giá cước dịch vụ bưu chính không vượt quá 50% giá cước gần nhất (13/04/2022)
- Nguyên tắc bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự (13/04/2022)
- Đề xuất 10 hành vi học sinh trường giáo dưỡng không được làm (13/04/2022)
- 2 hình thức liên kết đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp (12/04/2022)
- 8 chỉ tiêu khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (08/04/2022)
- Đang truy cập27
- Hôm nay7,637
- Tháng hiện tại55,740
- Tổng lượt truy cập5,512,205