Thời hạn giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp tối đa 3 tháng
Thời hạn giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp tối đa 3 tháng
Theo Thông tư, giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: Giám định tư pháp về trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và thú y; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng, chống thiên tai; nông, lâm, thủy sản và muối; giám định tư pháp về ngành, lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
Thông tư nêu rõ, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp năm 2012 được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 56/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Cụ thể là: Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định. Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 3 tháng.
Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp; có từ 2 nội dung giám định khác nhau trở lên; liên quan đến nhiều lĩnh vực; liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 4 tháng.
Thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá 1/2 thời hạn giám định tối đa của từng trường hợp quy định trên, do cơ quan trưng cầu quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Trường hợp khi có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở xác định việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/2/2023.
Nguồn: Tuệ Văn (chinhphu.vn)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
- 10 vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý ngành Ngân hàng (11/01/2023)
- Quy định mới về sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (11/01/2023)
- Bổ sung thẩm quyền chấp thuận hoạt động ngoại hối (11/01/2023)
- Đề xuất quy định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tỉnh, thành phố (11/01/2023)
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (11/01/2023)
- Hướng dẫn xử phạt hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam (12/01/2023)
- Quy định nội dung bắt buộc thể hiện bằng phương thức điện tử trên nhãn hàng hóa (12/01/2023)
- Bổ sung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương (12/01/2023)
- Ban hành Điều lệ trường cao đẳng sư phạm (12/01/2023)
- Tiêu chí xác định linh kiện được miễn thuế nhập khẩu sản xuất sản phẩm CNTT (12/01/2023)
- Thời hạn giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp tối đa 3 tháng (10/01/2023)
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp (09/01/2023)
- Quy định giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện (06/01/2023)
- Bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn (06/01/2023)
- Mức chi thực hiện biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường (06/01/2023)
- Quy định mới về chứng minh người phụ thuộc khi nộp Thuế thu nhập cá nhân (06/01/2023)
- Bộ Công Thương bãi bỏ toàn bộ 8 văn bản quy phạm pháp luật (06/01/2023)
- Xếp lương viên chức giáo vụ trường phổ thông (05/01/2023)
- Hướng dẫn sử dụng kinh phí hoạt động xúc tiến đầu tư (05/01/2023)
- Nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần (05/01/2023)
- Đang truy cập60
- Hôm nay12,967
- Tháng hiện tại364,056
- Tổng lượt truy cập5,820,521