Đề xuất phân cấp địa phương quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

Bộ Giao thông vận tải đề xuất bổ sung quy định phân cấp địa phương quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo
Đề xuất trên được đưa ra tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30/7/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam và Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT ngày 12/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.
Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT hiện hành chỉ quy định trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo của Cục Hàng hải Việt Nam và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Cụ thể, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này theo quy định của pháp luật hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.
Tại dự thảo, Bộ Giao thông vận tải đề xuất, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Công bố tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo thuộc địa giới hành chính; phối hợp với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khác công bố tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo trong trường hợp tuyến vận tải thuỷ nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; chấp thuận đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc địa giới hành chính; phối hợp với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khác chấp thuận đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến trong trường hợp tuyến vận tải thuỷ nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; xây dựng và ban hành quy định cụ thể về việc công bố tuyến.
Đề xuất trên nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, phân định rõ quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành với chính quyền địa phương tại Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
- Bổ sung thu phí giám sát chứng khoán phái sinh (04/05/2022)
- Chế độ báo cáo trong quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (05/05/2022)
- Cách xếp lương ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng (06/05/2022)
- Tăng giá đăng kiểm ô tô từ 8/10/2022 (29/08/2022)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2022 (02/09/2022)
- Cách xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ (10/09/2022)
- Trình tự cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (14/09/2022)
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng (16/09/2022)
- Quản lý chứng chỉ giáo dục QPAN cho sinh viên cao đẳng nghề (20/09/2022)
- Cắt giảm, đơn giản hóa TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh lĩnh vực hàng hải (24/09/2022)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2022 (29/04/2022)
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ của cơ sở đào tạo lái xe (28/04/2022)
- Quy chế hoạt động của BCĐ cải cách hành chính của Chính phủ (27/04/2022)
- Tăng mức trợ cấp hằng tháng với cán bộ công an đã xuất ngũ (27/04/2022)
- Đề xuất quy định mới sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (27/04/2022)
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số (27/04/2022)
- Đề xuất quy định mới về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của các TCTD (27/04/2022)
- Từng bước phát triển nghề công chứng phù hợp với thông lệ quốc tế (27/04/2022)
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở không quá 40 triệu đồng/hộ (27/04/2022)
- Tổ chức, cá nhân có thể gọi điện phản ánh sự không phù hợp quy định hành chính về GTVT (26/04/2022)
- Đang truy cập27
- Hôm nay6,357
- Tháng hiện tại45,529
- Tổng lượt truy cập5,501,994