Theo đó, năm 2024, Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBV)” tỉnh sẽ thực hiện 28 nhóm hoạt động thuộc 5 tiểu hợp phần của Hợp phần 1 – Quản lý rừng bền vững gồm: Thiết lập và vận hành mạng lưới quốc gia về quản lý rừng cộng đồng để trao đổi thông tin, bài học kinh nghiệm, thúc đẩy chính sách về quản lý rừng cộng đồng. Nâng cao năng lực cộng đồng giám sát rừng được giao/nhận khoán. Xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng có lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới và Hòa nhập xã hội (GESI) tại các mô hình quản lý rừng cộng đồng (CFM) trình diễn. Thực hiện các hoạt động quản lý rừng bền vững nhằm cải thiện rừng cộng đồng. Nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng thôn nhận khoán/cộng đồng tổ chức bảo vệ rừng giao cho hộ gia đình.
Thực hiện các khóa tập huấn kỹ thuật trong tiến trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Thực hiện khảo sát/nâng cao nhận thức về quyền hưởng dụng đất rừng được đảm bảo tại 07 tỉnh thí điểm. Phát triển các chuỗi giá trị và tăng cường các doanh nghiệp thân thiện với bản tồn tại các khu vực quản lý rừng bền vững (trong đó chú trọng hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị mây, tre, lá; triển khai và phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu; tập huấn về phương pháp phát triển chuỗi giá trị bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng…). Hỗ trợ thực thi pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh trong bảo vệ rừng bền vững thông qua phân tích và lập kế hoạch hành động, trong đó tiến hành nâng cao năng lực cho Kiểm lâm, Công an và các cơ quan khác về phát hiện vi phạm, điều tra để giải quyết các tội phạm rừng nghi ngờ bao gồm hỗ trợ xây dựng bằng chứng bằng cách sử dụng các công cụ kiểm tra hiện trường thân thiện với người dùng và tiến hành phân tích hành vi xã hội để cải thiện truyền thông, nâng cao nhận thức và giáo dục môi trường cho các bên liên quan đến quản lý và bảo vệ rừng…
Hỗ trợ cải thiện các chính sách và thực hành trong công tác thực thi quản lý bảo vệ rừng bằng cách tiến hành phân tích luật tục ở một tỉnh và đề xuất kế hoạch hỗ trợ cải thiện các thực hành trong công tác thực thi pháp luật ở cấp tỉnh, bao gồm áp dụng luật, luật tục và các chuẩn mực xã hội nhằm bảo vệ và quản lý rừng ở cấp cộng đồng; Hỗ trợ xây dựng năng lực của cơ quan thực thi pháp luật để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp với việc cung cấp các khóa đào tạo cho các kiểm sát viên và cán bộ thực thi để tăng cường hướng dẫn và thực hành thực thi pháp luật, phát hiện và xây dựng bằng chứng về tội phạm rừng, chuyển giao việc giải quyết các vụ việc hành chính và hình sự cho các cơ quan có thẩm quyền để tăng cường giải quyết và truy tố vụ án và giảm tham nhũng bằng các chương trình và chương trình đào tạo.
Tăng cường sản xuất gỗ bền vững của những chủ rừng quy mô nhỏ. Kết nối thị trường giữa chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến gỗ. Hỗ trợ xây dựng và thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính. Phân tích thực trạng, thách thức về việc áp dụng phần mềm giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng phát triển bởi Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) và một số tổ chức khác để xem xét việc hoàn thiện công cụ do VFD đã phát triển cũng như hỗ trợ các tỉnh dự án áp dụng và nhân rộng toàn quốc…
UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chỉ đạo Ban quản lý Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” tỉnh căn cứ Kế hoạch được phê duyệt, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng các quy định hiện hành trong nước và của nhà tài trợ. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh cấp phát, quản lý kinh phí đối ứng theo đúng quy định hiện hành. Đơn vị sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng chế độ, thanh quyết toán theo đúng quy định.
Kim Oanh (tổng hợp)