Phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính
Ngày 21/02, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 356/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh.
Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ công chức và người lao động của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư sau khi hợp nhất là cần thiết; đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế chức năng, nhiệm vụ của hai Sở nói chung, nhiệm vụ của các phòng thuộc hai Sở nói riêng và tình hình công chức, người lao động của hai đơn vị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Với đặc thù công việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính là hai cơ quan có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, công việc chuyên môn có tính chất đa ngành, đa lĩnh vực (liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, như kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,...) đòi hỏi sự chuyên sâu, có tính tổng hợp cao, với yêu cầu phải phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương để thực hiện. Khối lượng công việc của từng Sở đã rất lớn và phức tạp, do vậy việc hợp nhất hai Sở sẽ yêu cầu một cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế và lãnh đạo Sở phải hợp lý để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả.
Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, do vậy các phòng chuyên môn sẽ phải bao quát nhiều lĩnh vực hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và cần có sự chuyên sâu, hiểu biết rộng và tập trung cao độ của các lãnh đạo và chuyên viên.
Việc sáp nhập đòi hỏi cơ cấu tổ chức phải hợp lý để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khi phải thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, yêu cầu sự tham mưu kịp thời từ các phòng chuyên môn. Số lượng lãnh đạo giảm xuống sẽ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của tổ chức mới.
Trên cơ sở thực trạng tổ chức bộ máy của hai Sở, sau hợp nhất thực hiện chia các phòng, đơn vị thành 04 nhóm sau: Nhóm 1 (02 phòng): Tương đồng về chức năng, nhiệm vụ, gồm: (1) Văn phòng Sở; (2) Thanh tra Sở.
Nhóm 2 (08 phòng): Giao thoa về chức năng, nhiệm vụ trong nội bộ của từng Sở và giữa các phòng thuộc Sở Tài chính với các phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm: (1) Phòng Ngân sách tỉnh; (2) Phòng Ngân sách huyện, xã; (3) Phòng Tài chính doanh nghiệp; (4) Phòng Tài chính đầu tư; (5) Phòng Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp; (6) Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; (7) Phòng Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (8) Phòng Khoa giáo, Văn xã.
Nhóm 3 (05 phòng): Có tính độc lập, chuyên môn nhiệm vụ hoặc có tính đặc thù, gồm: (1) Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp; (2) Phòng Quản lý Giá và Công sản; (3) Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; (4) Phòng Đăng ký kinh doanh. (5) Phòng Kinh tế công nghiệp và Dịch vụ.
Nhóm 4, đơn vị sự nghiệp (01 đơn vị): Trung tâm Hỗ trợ tư vấn tài chính.
Cơ cấu tổ chức tại cơ quan Sở: Số đầu mối của 02 cơ quan trước khi hợp nhất: Gồm có 17 phòng (Trong đó: Sở Tài chính có 08 phòng; Sở Kế hoạch và Đầu tư có 09 phòng). Sau khi hợp nhất còn 11 phòng, giảm 06 phòng, tương đương 35,3% (Nếu trừ Văn phòng, Thanh tra, phòng chuyên môn giảm 04 phòng, tương đương 30,8%).
Thực hiện hợp nhất các phòng thuộc nhóm 1: Hiện có 04 phòng, sau khi hợp nhất, giảm còn 02 phòng, gồm: Văn phòng Sở (hợp nhất Văn phòng Sở Tài chính và Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư); Thanh tra Sở (hợp nhất Thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Thực hiện hợp nhất các phòng thuộc nhóm 2: Hiện có 08 phòng, sau khi hợp nhất, giảm 04 phòng, còn lại 04 phòng, gồm: Phòng Đầu tư (hợp nhất Phòng Tài chính đầu tư thuộc Sở Tài chính và Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư); Phòng Quản lý Ngân sách (Hợp nhất phòng Ngân sách huyện xã và phòng Ngân sách tỉnh thuộc Sở Tài chính); Phòng Kinh tế ngành (Hợp nhất phòng Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Khoa giáo, Văn xã thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư); Phòng Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (Hợp nhất phòng Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và phòng Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Giữ nguyên các phòng thuộc nhóm 3, gồm: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp; Phòng Quản lý giá và công sản; Phòng Đăng ký kinh doanh; Phòng Phát triển hạ tầng (Phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ).
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: Số đầu mối của 02 cơ quan trước khi hợp nhất: Có 01 đơn vị (Trung tâm Hỗ trợ, tư vấn tài chính thuộc Sở Tài chính). Dự kiến sau khi sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất: Giữ nguyên 01 đơn vị và đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ công ngành Tài chính và Đầu tư phát triển (tiếp nhận nhiệm vụ xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp từ Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh). Tổng số biên chế hiện được giao: 17 người; tổng biên chế hiện có mặt đến ngày 31/12/2024: 16 người. Dự kiến tiếp nhận số biên chế từ Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: 15 người. Tổng biên chế tạm tính 31 người.
Việc hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh phải đảm bảo đúng theo định hướng của Trung ương, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo tỉnh; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (sau khi hợp nhất) được xác định trên quan điểm: Kế thừa và phát triển; gọn đầu mối các phòng, đơn vị thuộc Sở đảm bảo nguyên tắc một phòng, đơn vị thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một phòng, đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời, bảo đảm chuyên sâu các ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu.
Với đặc thù công việc của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính là hai cơ quan có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp, công việc chuyên môn có tính chất đa ngành, đa lĩnh vực (liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, như kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,...) đòi hỏi sự chuyên sâu, có tính tổng hợp cao, với yêu cầu phải phối hợp giữa các Sở, ngành và địa phương để thực hiện. Khối lượng công việc của từng Sở đã rất lớn và phức tạp, do vậy việc hợp nhất hai Sở sẽ yêu cầu một cơ cấu tổ chức, số lượng biên chế và lãnh đạo Sở phải hợp lý để bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hiệu quả.
Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, do vậy các phòng chuyên môn sẽ phải bao quát nhiều lĩnh vực hơn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và cần có sự chuyên sâu, hiểu biết rộng và tập trung cao độ của các lãnh đạo và chuyên viên.
Việc sáp nhập đòi hỏi cơ cấu tổ chức phải hợp lý để bảo đảm hoạt động hiệu quả, đặc biệt là khi phải thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, yêu cầu sự tham mưu kịp thời từ các phòng chuyên môn. Số lượng lãnh đạo giảm xuống sẽ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự lãnh đạo hiệu quả của tổ chức mới.
Trên cơ sở thực trạng tổ chức bộ máy của hai Sở, sau hợp nhất thực hiện chia các phòng, đơn vị thành 04 nhóm sau: Nhóm 1 (02 phòng): Tương đồng về chức năng, nhiệm vụ, gồm: (1) Văn phòng Sở; (2) Thanh tra Sở.
Nhóm 2 (08 phòng): Giao thoa về chức năng, nhiệm vụ trong nội bộ của từng Sở và giữa các phòng thuộc Sở Tài chính với các phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm: (1) Phòng Ngân sách tỉnh; (2) Phòng Ngân sách huyện, xã; (3) Phòng Tài chính doanh nghiệp; (4) Phòng Tài chính đầu tư; (5) Phòng Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp; (6) Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; (7) Phòng Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; (8) Phòng Khoa giáo, Văn xã.
Nhóm 3 (05 phòng): Có tính độc lập, chuyên môn nhiệm vụ hoặc có tính đặc thù, gồm: (1) Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp; (2) Phòng Quản lý Giá và Công sản; (3) Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; (4) Phòng Đăng ký kinh doanh. (5) Phòng Kinh tế công nghiệp và Dịch vụ.
Nhóm 4, đơn vị sự nghiệp (01 đơn vị): Trung tâm Hỗ trợ tư vấn tài chính.
Cơ cấu tổ chức tại cơ quan Sở: Số đầu mối của 02 cơ quan trước khi hợp nhất: Gồm có 17 phòng (Trong đó: Sở Tài chính có 08 phòng; Sở Kế hoạch và Đầu tư có 09 phòng). Sau khi hợp nhất còn 11 phòng, giảm 06 phòng, tương đương 35,3% (Nếu trừ Văn phòng, Thanh tra, phòng chuyên môn giảm 04 phòng, tương đương 30,8%).
Thực hiện hợp nhất các phòng thuộc nhóm 1: Hiện có 04 phòng, sau khi hợp nhất, giảm còn 02 phòng, gồm: Văn phòng Sở (hợp nhất Văn phòng Sở Tài chính và Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư); Thanh tra Sở (hợp nhất Thanh tra Sở Tài chính và Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Thực hiện hợp nhất các phòng thuộc nhóm 2: Hiện có 08 phòng, sau khi hợp nhất, giảm 04 phòng, còn lại 04 phòng, gồm: Phòng Đầu tư (hợp nhất Phòng Tài chính đầu tư thuộc Sở Tài chính và Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư); Phòng Quản lý Ngân sách (Hợp nhất phòng Ngân sách huyện xã và phòng Ngân sách tỉnh thuộc Sở Tài chính); Phòng Kinh tế ngành (Hợp nhất phòng Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Khoa giáo, Văn xã thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư); Phòng Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (Hợp nhất phòng Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và phòng Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Giữ nguyên các phòng thuộc nhóm 3, gồm: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp; Phòng Quản lý giá và công sản; Phòng Đăng ký kinh doanh; Phòng Phát triển hạ tầng (Phòng Kinh tế Công nghiệp và Dịch vụ).
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: Số đầu mối của 02 cơ quan trước khi hợp nhất: Có 01 đơn vị (Trung tâm Hỗ trợ, tư vấn tài chính thuộc Sở Tài chính). Dự kiến sau khi sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất: Giữ nguyên 01 đơn vị và đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ công ngành Tài chính và Đầu tư phát triển (tiếp nhận nhiệm vụ xúc tiến đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp từ Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh). Tổng số biên chế hiện được giao: 17 người; tổng biên chế hiện có mặt đến ngày 31/12/2024: 16 người. Dự kiến tiếp nhận số biên chế từ Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: 15 người. Tổng biên chế tạm tính 31 người.
Việc hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính thuộc UBND tỉnh phải đảm bảo đúng theo định hướng của Trung ương, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo tỉnh; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (sau khi hợp nhất) được xác định trên quan điểm: Kế thừa và phát triển; gọn đầu mối các phòng, đơn vị thuộc Sở đảm bảo nguyên tắc một phòng, đơn vị thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một phòng, đơn vị chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời, bảo đảm chuyên sâu các ngành, lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu.
Kim Oanh (T/h)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
Bài viết liên quan
- Phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính (24/02/2025)
- Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và BHXH (24/02/2025)
- UBND tỉnh phê duyệt Đề án hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (24/02/2025)
- Nghị định số 28/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao (24/02/2025)
- NGHỊ QUYẾT 190/2025/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (24/02/2025)
- Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy (24/02/2025)
- GIẤY PHÉP LÁI XE cấp trước 1/1/2025 thì được cấp, đổi lại như thế nào? (24/02/2025)
- TOÀN VĂN: Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy (24/02/2025)
- Văn bản hợp nhất về chế độ cho người tham gia bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế (24/02/2025)
- Văn bản hợp nhất về chế độ cho dân công hỏa tuyến (24/02/2025)
- Phê duyệt Đề án sáp nhập Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Cửa Lò (cũ) vào Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh (24/02/2025)
- Luật số 63/2025/QH15: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (23/02/2025)
- Triển khai Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật” (23/02/2025)
- Luật Tổ chức Chính phủ số 63/2025/QH15: Quy định phân quyền, phân cấp (23/02/2025)
- Luật Tổ chức Chính phủ số 63/2025/QH15: Quy định ủy quyền (23/02/2025)
- Luật Tổ chức Chính phủ số 63/2025/QH15: Quy định phân quyền, phân cấp (23/02/2025)
- Từ 1/1/2025, có những hạng Giấy phép lái xe nào? (23/02/2025)
- Nghị định số 177/2024/NĐ-CP: Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng (23/02/2025)
- Thông tư số 10/2025/TT-BQP quy định về việc kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan và hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý (23/02/2025)
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 (23/02/2025)
Văn bản
Số kí hiệu: 11/2024/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành: 06/11/2025
Số kí hiệu: 10/2024/TT-BXD
Ngày ban hành: 01/04/2025
Số kí hiệu: 83/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 01/04/2025
Số kí hiệu: 24/2024/TT-BCT
Ngày ban hành: 07/11/2024
Số kí hiệu: 77/2024/TT-BTC
Ngày ban hành: 07/11/2024
Số kí hiệu: 78/2024/TT-BTC
Ngày ban hành: 07/11/2024
Số kí hiệu: 36/VBHN-NHNN
Ngày ban hành: 06/11/2024
Số kí hiệu: 9191/VBHN-BKHĐT
Ngày ban hành: 06/11/2024
Số kí hiệu: 22/2024/TT-BCT
Ngày ban hành: 06/11/2024
Thăm dò ý kiến
Thống kê
- Đang truy cập37
- Hôm nay4,132
- Tháng hiện tại43,304
- Tổng lượt truy cập5,499,769