Kế hoạch được ban hành nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các cấp, thông qua hoạt động kiểm tra, hậu kiểm để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tăng cường công tác bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới. Đồng thời, đánh giá việc chấp hành pháp luật về ATTP của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Trên cơ sở đó tuyên truyền đến các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ATTP…
Theo Kế hoạch, thời gian tổ chức hậu kiểm sẽ được lồng ghép trong các đợt kiểm tra liên ngành như Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu. Tổ chức hậu kiểm ngay sau khi tiếp nhận Bản tự công bố sản phẩm, Bản đăng ký công bố sản phẩm, các sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc giảm kiểm tra. Hậu kiểm các tồn tại về điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sau khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định của pháp luật. Phạm vi thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Nội dung kiểm tra hậu kiểm bao gồm: Hậu kiểm bảo đảm chất lượng thực phẩm. Trong đó, tập trung kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm ở tất cả các khâu; kiểm soát thực phẩm là hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, nhập lậu; kiểm soát hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm; hậu kiểm đối với thực phẩm nhập khẩu… Hậu kiểm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm; hậu kiểm đối với cơ quan quản lý nhà nước về ATTP thuộc thẩm quyền quản lý; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP.
UBND tỉnh yêu cầu công tác hậu kiểm phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung hậu kiểm nhóm sản phẩm hoặc sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, sản phẩm nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra hoặc giảm kiểm tra và kiểm soát ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tránh chồng chéo trong hoạt động hậu kiểm. Hoạt động hậu kiểm đảm bảo phù hợp tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, đúng pháp luật…
UBND tỉnh giao Sở Y tế thực hiện kiểm tra, hậu kiểm về ATTP đối với các cơ sở, sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; tăng cường kiểm soát bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác hậu kiểm ATTP các cơ sở, sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác hậu kiểm ATTP trên địa bàn tỉnh.
UBND các huyện, thành, thị tổ chức hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do tuyến huyện quản lý trên địa bàn theo phân công, phân cấp quản lý. Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã, phường, thị trấn triển khai công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố do tuyến xã, phường, thị trấn quản lý…
Nguồn: T.H (tổng hợp)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
Ý kiến bạn đọc