Tăng cường quản lý công tác An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 12/07/2024 06:15 203 0
Ngày 9/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 5730/UBND-VX về việc chấn chỉnh và tăng cường quản lý công tác An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.
Để kịp thời chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động, sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTBX&XH, Bộ Y tế, Tỉnh ủy về tăng cường công tác ATVSLĐ theo quy định.
Đồng thời, tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về công tác bảo đảm ATVSLĐ, đặc biệt là trong các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng quy trình, biện pháp làm việc bảo đảm ATVSLĐ.
Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị tăng cường phối hợp quản lý về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và cơ sở sản xuất khu vực nông thôn theo phạm vi, thẩm quyền quản lý. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành việc thực hiện công tác ATVSLĐ đối với các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATVSLĐ thuộc thẩm quyền nhằm nâng cao ý thức tuân thủ chấp hành thực hiện pháp luật của người sử dụng lao động, người lao động, hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình lao động, sản xuất.
Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai hiệu quả các hoạt động, giải pháp trong Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ đến năm 2025 và Kế hoạch của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ hàng năm. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động theo thẩm quyền. Tăng cường tổ chức tập huấn nghiệp vụ về ATVSLĐ cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thực hiện quy định pháp luật về ATVSLĐ, kịp thời phát hiện và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hiệu quả các nội dung của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 – 2030; các quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức điều tra các vụ bệnh nghề nghiệp theo thẩm quyền.
Bên cạnh đó, phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh kiểm tra để kịp thời phát hiện, đề xuất biện pháp khắc phục đối với các doanh nghiệp có môi trường lao động độc hại, có thể gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Kiến nghị xử lý đối với các doanh nghiệp có yếu tố độc hại vượt mức cho phép. Chỉ đạo các cơ sở y tế đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thực hiện đúng quy định, quy trình trong việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.
Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở LĐTB&XH, Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, kiểm tra, giám sát về công tác ATVSLĐ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định.
UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã nắm chắc tình hình thực hiện pháp luật về ATVSLĐ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề trên địa bàn. Hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy định về ATVSLĐ của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc thẩm quyền, địa bàn quản lý. Kịp thời báo cáo cấp trên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở, những doanh nghiệp không chấp hành thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vi phạm quy định về ATVSLĐ thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Nguồn: T.H (tổng hợp)

Tác giả: Dung Nguyen Trong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tra cứu hồ sơ
Đánh giá hài lòng
Cổng dịch vụ công quốc qia
Góp ý dự thảo văn bản
Chuyên trang cải cách hành chính
Thăm dò ý kiến

Thông tin trên trang này có hữu ích không?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay6,490
  • Tháng hiện tại96,045
  • Tổng lượt truy cập4,757,385
VỊ TRÍ TRUNG TÂM
Quét để quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây