Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa Kế hoạch chia sẻ lợi ích từ Thỏa thuận chỉ trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thoả thuận chỉ trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; đáp ứng điều kiện hiệu lực của ERPA. Đồng thời tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các hoạt động chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; đặc biệt là việc thực hiện các hoạt động giảm phát thải, hỗ trợ phát triển sinh kế, quản lý điều hành theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiền chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng được chia sẻ giữa các bên liên quan tham gia Chương trình giảm phát thải theo cơ chế, nguyên tắc rõ ràng, hiệu quả và minh bạch.
UBND tỉnh yêu cầu việc thực hiện chi trả nguồn tiền từ ERPA phải đúng đối tượng, đúng nội dung, tuân theo nguyên tắc quản lý tài chính, định mức chi và thuế theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP và các văn bản liên quan khác; bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Quá trình thực hiện ERPA phải bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, nhằm đáp ứng các nhiệm vụ trong việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.
Căn cứ tình hình thực tế tại tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã; các Sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan tập trung triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến về ERPA; rà soát, thống kê xác định diện tích rừng tự nhiên hiện có của từng chủ rừng và thu thập thông tin về chủ rừng; việc tiếp nhận nguồn thu và lập kế hoạch chi trả; các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính; hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà kính; hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế; việc quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát, đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm phát thải; giải quyết các thắc mắc, khiếu nại và phản hồi (nếu có).
UBND tỉnh giao Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng thẩm định Kế hoạch tài chính tổng thể và Kế hoạch tài chính hàng năm của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng làm cơ sở trình thẩm định và phê duyệt; chỉ đạo Ban điều hành Quỹ triển khai, thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Sở NN&PTNT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi từ nguồn ERPA; chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm định Kế hoạch tài chính tổng thể và Kế hoạch tài chính hàng năm; thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm cho chủ rừng là tổ chức trực thuộc ngành và chủ rừng là tổ chức kinh tế không do Nhà nước thành lập; đôn đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hướng dẫn cho các chủ rừng và UBND cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.
UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện đầy đủ và kịp thời các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra; thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm cho UBND cấp xã và tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng; thẩm định và phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm cho UBND cấp xã.
Nguồn: H.B (Tổng hợp)