Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người: Một số điểm mới về hỗ trợ nạn nhân

Thứ sáu - 17/05/2024 22:53 212 0
So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người: Một số điểm mới về hỗ trợ nạn nhân - Ảnh 1.

Công an xã Tà Tổng, huyện Mường Tè phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền đến người dân phòng, chống tội phạm mua, bán người.

 

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. 

Theo đó, tại Chương V của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) quy định về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân. Cụ thể, Chương này quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ; cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ; cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Chương này bổ sung 01 điều về hỗ trợ chi phí phiên dịch (Điều 44) nếu nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân không biết, hiểu tiếng Việt; đồng thời, sửa đổi, bổ sung 09 điều; cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được hưởng: (1) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại; (2) Hỗ trợ y tế; (3) Hỗ trợ tâm lý; (4) Trợ giúp pháp lý; (5) Hỗ trợ chi phí phiên dịch trong quá trình xác định nạn nhân.

Đồng thời, nâng cao hơn chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân so với quy định của Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 theo hướng:

- Tất cả nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú được hỗ trợ các khoản chi phí đi lại và tiền ăn để trở về nơi cư trú (Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 quy định chỉ nạn nhân không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì mới được hỗ trợ);

- Cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh;

- Được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân; trường hợp nạn nhân không lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian 90 ngày;

- Được trợ giúp pháp lý;

- Khi trở về nơi cư trú được xem xét hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống;

- Khi trở về nơi cư trú được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu;

- Nếu có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo các chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của pháp luật;

- Được hỗ trợ chi phí phiên dịch trong thời gian lưu trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ; cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm cụ thể hóa chính sách về quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và hoàn thiện quy định về quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân bảo đảm khắc phục những bất cập thời gia qua, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay cũng như trong thời gian tới, phù hợp với cam kết của Việt Nam liên quan đến bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
Nguồn: Chinhphu.vn

Tác giả: Dung Nguyen Trong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tra cứu hồ sơ
Đánh giá hài lòng
Cổng dịch vụ công quốc qia
Góp ý dự thảo văn bản
Chuyên trang cải cách hành chính
Thăm dò ý kiến

Thông tin trên trang này có hữu ích không?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay7,165
  • Tháng hiện tại96,720
  • Tổng lượt truy cập4,758,060
VỊ TRÍ TRUNG TÂM
Quét để quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây