Bộ VHTTDL cho biết, tại Điều 5 (Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp) Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL quy định: Giám định tư pháp về cổ vật được thực hiện theo các quy định tại Chương III của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2011 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.
iám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo các quy định tại Chương VI của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Chương IV của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
Tuy nhiên, thời gian qua Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ban hành 03 Thông tư quy định cụ thể về giám định tư pháp trong từng lĩnh vực chuyên ngành văn hóa gồm: Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 5/7/2019 quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan; Thông tư số 03/2019/TT-BVHTTDL ngày 5/7/2019 quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật; Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 5/7/2019 quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa.
Do vậy, nội dung tại Điều 5 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL cần được sửa đổi, bổ sung để quy định việc dẫn chiếu đến các Thông tư quy định về từng quy trình cụ thể đã được ban hành.
Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo này trên Cổng TTĐT của Bộ.
Nguồn: Minh Hiển (baochinhphu.vn)
Ý kiến bạn đọc