Tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 23/10/2024 04:42 33 0
Tại Văn bản số 9145/UBND-VX ngày 18/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long giao các Sở: Y tế, Công Thương, NN&PTNT, Tài chính, TT&TT, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024; kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Nội dung Chỉ thị số 38/CT-TTg nêu rõ: Trong thời gian vừa qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đã được các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả tích cực. Số vụ ngộ độc thực phẩm, số người tử vong do ngộ độc đã giảm nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị; nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu, tiếp tục gây lo lắng trong nhân dân.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ kinh phí, nguồn lực, chỉ tiêu biên chế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Cùng với đó, thường xuyên tổ chức đánh giá các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp cần thiết nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất việc chấp hành quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn, nhà ăn tập thể và các đối tượng theo phân cấp quản lý. Xử lý nghiêm các vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm an toàn thực phẩm, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc.
Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức, bố trí nguồn lực, diễn tập ứng phó sự cố, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trên địa bàn.
Chỉ đạo tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác nắm bắt tình hình, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhất là kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; kịp thời xử lý, thông tin về sự cố, nguy cơ, vụ việc ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
Nguồn: PQ (tổng hợp)

Tác giả: Dung Nguyen Trong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tra cứu hồ sơ
Đánh giá hài lòng
Cổng dịch vụ công quốc qia
Góp ý dự thảo văn bản
Chuyên trang cải cách hành chính
Thăm dò ý kiến

Thông tin trên trang này có hữu ích không?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay6,767
  • Tháng hiện tại96,322
  • Tổng lượt truy cập4,757,662
VỊ TRÍ TRUNG TÂM
Quét để quan tâm
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây