Tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi năm 2025
Ngày 25/2/2025, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1365/UBND-NN về việc tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi năm 2025 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
Bảo đảm tiêm phòng vắc xin đạt trên 80% tổng đàn vật nuôi đối với từng bệnh theo quy định.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương rà soát, thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn chó, mèo trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu tiêm phòng cho từng xã, phường, thị trấn bảo đảm đạt trên 80% tổng đàn vật nuôi đối với từng bệnh theo quy định. Triển khai kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân từ ngày 15/3 – 15/4/2025, vụ Thu từ ngày 15/9 – 15/10/2025. Thời gian tổ chức tiêm phòng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn lịch chung của tỉnh nhưng phải đảm bảo thời gian tiêm đợt 1 cách đợt 2 từ 4-6 tháng. Riêng đối với vắc xin Dại, vắc xin viêm da nổi cục (VDNC) trâu bò, mỗi năm chỉ tiêm 01 mũi và tổ chức tiêm lồng ghép với vụ Xuân. Các tháng còn lại tổ chức tiêm bổ sung cho vật nuôi chưa được tiêm phòng hoặc hết thời gian miễn dịch.
Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) cần tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động mua vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn thịt, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Đồng thời chỉ đạo Phòng chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện hướng dẫn UBND cấp xã rà soát, chuẩn bị đầy đủ tủ lạnh bảo quản vắc xin, dụng cụ, trang thiết bị, các loại vật tư như bơm, kim tiêm, bảo hộ, thuốc chống sốc phục vụ tốt công tác tiêm phòng. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cấp xã, thú y thôn bản; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho thú y cơ sở trên địa bàn để thực hiện tốt các đợt tiêm phòng, giám sát và phòng, chống dịch bệnh động vật.
Ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để thực hiện nghiêm, có hiệu quả các Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật được UBND tỉnh phê duyệt và công tác tiêm phòng. Đối với các huyện được hỗ trợ vắc xin theo chương trình Quốc gia và theo chính sách của UBND tỉnh, chỉ đạo quyết liệt, triển khai tiêm hết số lượng vắc xin được cấp. Trường hợp số lượng các loại vắc xin cấp không đủ, giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo người chăn nuôi mua thêm hoặc bố trí kinh phí mua thêm để tiêm phòng đạt tỷ lệ 80% tổng đàn trở lên.
Thành lập các đoàn công tác, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể phụ trách các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên bám sát cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong quá trình tiêm phòng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng vắc xin tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi. Kịp thời biểu dương những đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình các Chủ tịch UBND cấp xã chưa quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng để tỷ lệ tiêm phòng vắc xin thấp.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; các bệnh bắt buộc phải tiêm phòng, lợi ích của việc tiêm phòng. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Đối với công tác phòng chống dịch bệnh động vật, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh. Đối với các địa phương đang xảy ra dịch DTLCP, lở mồm long móng (LMLM) như Quỳnh Lưu, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ… tập trung mọi nguồn lực khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan diện rộng. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; địa phương nào chủ quan, không chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch để dịch bệnh lây lan thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, kịp thời gỡ vướng tại cơ sở
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập các đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, kịp thời gỡ vướng mắc tại cơ sở. Thường xuyên nắm bắt, tổng hợp báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh biểu dương đối với các địa phương làm tốt, kết quả tiêm phòng đạt cao; nhắc nhở, phê bình các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động nguồn vắc xin, hóa chất để tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm Luật Thú y và các văn bản liên quan trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật; thực hiện kê khai, khai báo hoạt động chăn nuôi theo quy định. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp cung ứng con giống phải tổ chức tiêm phòng và đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành. Đối với các trang trại chăn nuôi phải xây dựng kế hoạch tiêm phòng cụ thể và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương rà soát, thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn chó, mèo trên địa bàn; xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu tiêm phòng cho từng xã, phường, thị trấn bảo đảm đạt trên 80% tổng đàn vật nuôi đối với từng bệnh theo quy định. Triển khai kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân từ ngày 15/3 – 15/4/2025, vụ Thu từ ngày 15/9 – 15/10/2025. Thời gian tổ chức tiêm phòng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn lịch chung của tỉnh nhưng phải đảm bảo thời gian tiêm đợt 1 cách đợt 2 từ 4-6 tháng. Riêng đối với vắc xin Dại, vắc xin viêm da nổi cục (VDNC) trâu bò, mỗi năm chỉ tiêm 01 mũi và tổ chức tiêm lồng ghép với vụ Xuân. Các tháng còn lại tổ chức tiêm bổ sung cho vật nuôi chưa được tiêm phòng hoặc hết thời gian miễn dịch.
Đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) cần tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến cáo người chăn nuôi chủ động mua vắc xin DTLCP để tiêm phòng cho đàn lợn thịt, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Đồng thời chỉ đạo Phòng chuyên môn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện hướng dẫn UBND cấp xã rà soát, chuẩn bị đầy đủ tủ lạnh bảo quản vắc xin, dụng cụ, trang thiết bị, các loại vật tư như bơm, kim tiêm, bảo hộ, thuốc chống sốc phục vụ tốt công tác tiêm phòng. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cấp xã, thú y thôn bản; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho thú y cơ sở trên địa bàn để thực hiện tốt các đợt tiêm phòng, giám sát và phòng, chống dịch bệnh động vật.
Ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để thực hiện nghiêm, có hiệu quả các Kế hoạch phòng chống dịch bệnh động vật được UBND tỉnh phê duyệt và công tác tiêm phòng. Đối với các huyện được hỗ trợ vắc xin theo chương trình Quốc gia và theo chính sách của UBND tỉnh, chỉ đạo quyết liệt, triển khai tiêm hết số lượng vắc xin được cấp. Trường hợp số lượng các loại vắc xin cấp không đủ, giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo người chăn nuôi mua thêm hoặc bố trí kinh phí mua thêm để tiêm phòng đạt tỷ lệ 80% tổng đàn trở lên.
Thành lập các đoàn công tác, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể phụ trách các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên bám sát cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong quá trình tiêm phòng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng vắc xin tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi. Kịp thời biểu dương những đơn vị làm tốt, nhắc nhở, phê bình các Chủ tịch UBND cấp xã chưa quan tâm, chưa chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng để tỷ lệ tiêm phòng vắc xin thấp.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; các bệnh bắt buộc phải tiêm phòng, lợi ích của việc tiêm phòng. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Đối với công tác phòng chống dịch bệnh động vật, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh. Đối với các địa phương đang xảy ra dịch DTLCP, lở mồm long móng (LMLM) như Quỳnh Lưu, Con Cuông, Quế Phong, Tân Kỳ… tập trung mọi nguồn lực khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh dây dưa kéo dài, lây lan diện rộng. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; địa phương nào chủ quan, không chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch để dịch bệnh lây lan thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, kịp thời gỡ vướng tại cơ sở
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập các đoàn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi, kịp thời gỡ vướng mắc tại cơ sở. Thường xuyên nắm bắt, tổng hợp báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND tỉnh biểu dương đối với các địa phương làm tốt, kết quả tiêm phòng đạt cao; nhắc nhở, phê bình các địa phương có tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động nguồn vắc xin, hóa chất để tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động chăn nuôi, thú y trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm Luật Thú y và các văn bản liên quan trong công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh động vật; thực hiện kê khai, khai báo hoạt động chăn nuôi theo quy định. Đối với các cơ sở, doanh nghiệp cung ứng con giống phải tổ chức tiêm phòng và đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành. Đối với các trang trại chăn nuôi phải xây dựng kế hoạch tiêm phòng cụ thể và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 ổ DTLCP tại 04 huyện, 02 ổ Dại và 01 ổ dịch LMLM tại huyện Tân Kỳ, 01 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 tại huyện Quỳnh Lưu. Nguyên nhân dịch bệnh xảy ra chủ yêu do đàn gia súc, gia cầm chưa được tiêm đầy đủ các loại vắc xin. Năm 2024, số lượng vắc xin tiêm phòng cao hơn so với các năm trước, tuy nhiên vẫn chưa đạt tỷ lệ tiêm theo quy định. Một số địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng, tỷ |
PT (Tổng hợp)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
Bài viết liên quan
- Nghị định 37/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (27/02/2025)
- Đảm bảo việc chuyển giao thuận lợi, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định, không làm ngắt quãng, gián đoạn các nhiệm vụ (28/02/2025)
- Rà soát, kịp thời điều chỉnh phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, đảm bảo đồng bộ với nội dung Quy hoạch điện VIII của Quốc gia 28/02/2025 17:08 (28/02/2025)
- Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An thống nhất thành lập 20 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc (28/02/2025)
- Nghị định số 51/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về lệ phí trước bạ (01/03/2025)
- Thông báo về việc thay đổi địa điểm tiếp nhận thủ tục Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và Sát hạch, cấp giấy phép lái xe (01/03/2025)
- Từ ngày 1/3/2025, Công an tỉnh tiếp nhận thêm 4 nhiệm vụ từ các Sở, ngành (02/03/2025)
- TOÀN VĂN: Nghị định 16/2025/NĐ-CP sửa đổi về chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ (03/03/2025)
- Những điểm mới của LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH PHỦ 2025 (03/03/2025)
- Chính phủ quy định ngưỡng tiền thuế nợ bị tạm hoãn xuất cảnh (03/03/2025)
- Phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo (27/02/2025)
- Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy Sở Y tế sau khi tiếp nhận thêm nhiệm vụ từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh (27/02/2025)
- Giảm 10 đơn vị sau khi hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp và Môi trường (27/02/2025)
- Nghị định số 41/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo (27/02/2025)
- Tổ chức thực hiện sắp xếp, kiện toàn các chủ thể khai thác công trình thủy lợi đảm bảo phù hợp với quy định (26/02/2025)
- Triển khai Hướng dẫn thực hiện Đề án Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc (26/02/2025)
- TOÀN VĂN: LUẬT DỮ LIỆU (26/02/2025)
- Công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực, Nuôi con nuôi (26/02/2025)
- Nghị quyết liên tịch 72/2025 quy định chi tiết việc tiếp xúc cử tri (25/02/2025)
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến, khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử (25/02/2025)
Văn bản
Số kí hiệu: 11/2024/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành: 06/11/2025
Số kí hiệu: 101/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 08/05/2025
Số kí hiệu: 100/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 07/05/2025
Số kí hiệu: 99/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 05/05/2025
Số kí hiệu: 98/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 05/05/2025
Số kí hiệu: 97/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 04/05/2025
Số kí hiệu: 93/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 25/04/2025
Số kí hiệu: 92/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 24/04/2025
Số kí hiệu: 16/2025/TT-BTC
Ngày ban hành: 23/04/2025
Số kí hiệu: 20/2025/TT-BCT
Ngày ban hành: 21/04/2025
Thăm dò ý kiến
Thống kê
- Đang truy cập68
- Hôm nay17,927
- Tháng hiện tại301,050
- Tổng lượt truy cập6,282,458