Triển khai quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
Ngày 13/2/2025, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 990/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Nghị định số 15/2025/NĐ-CP ngày 3/2/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Theo đó, UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu và triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 15/2025/NĐ-CP; giao Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm nghiên cứu Nghị định số 15/2025/NĐ-CP để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện, tham mưu UBND tỉnh thực hiện theo đúng quy định.
Theo Nghị định số 15/2025/NĐ-CP, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị; được tính hao mòn, khấu hao tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật. Việc xử lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đường sắt, quy hoạch phát triển đường sắt, không vi phạm nguyên tắc điều hành thống nhất, tập trung, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, hiệu quả. Trường hợp xử lý, khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
Khi thực hiện giao quản lý, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản…
Tại Nghị định, Chính phủ giao UBND cấp tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về đường sắt. Giao cơ quan quản lý đường sắt đô thị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có ý kiến đối với việc giao tài sản, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị (phê duyệt Đề án khai thác, phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản), xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị trước khi UBND cấp tỉnh quyết định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc UBND cấp tỉnh đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt theo quy định.
Trong thời gian thực hiện thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu đường sắt đô thị, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan, bảo đảm hoạt động đường sắt đô thị thông suốt, an toàn.
Chỉ đạo, rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan. Chỉ đạo doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị định kỳ 03 năm, kể từ năm bắt đầu được HĐND cấp tỉnh ban hành tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị được sử dụng quy định; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện theo tỷ lệ này, báo cáo UBND cấp tỉnh. Trên cơ sở kết quả thực hiện, trường hợp cần điều chỉnh tỷ lệ (%), UBND tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp để quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan; xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý.
Chỉ đạo việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này và theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công…
Theo Nghị định số 15/2025/NĐ-CP, việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thống kê, kế toán kịp thời, đầy đủ về hiện vật, giá trị; được tính hao mòn, khấu hao tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật. Việc xử lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống đường sắt, quy hoạch phát triển đường sắt, không vi phạm nguyên tắc điều hành thống nhất, tập trung, đảm bảo hoạt động giao thông vận tải thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, hiệu quả. Trường hợp xử lý, khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
Khi thực hiện giao quản lý, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản…
Tại Nghị định, Chính phủ giao UBND cấp tỉnh: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về đường sắt. Giao cơ quan quản lý đường sắt đô thị chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có ý kiến đối với việc giao tài sản, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị (phê duyệt Đề án khai thác, phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá cho thuê quyền khai thác tài sản), xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị trước khi UBND cấp tỉnh quyết định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc UBND cấp tỉnh đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, phê duyệt theo quy định.
Trong thời gian thực hiện thủ tục giao quản lý tài sản kết cấu đường sắt đô thị, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản kết cấu đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan, bảo đảm hoạt động đường sắt đô thị thông suốt, an toàn.
Chỉ đạo, rà soát, phân loại, lập hồ sơ, kế toán tài sản theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan. Chỉ đạo doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị định kỳ 03 năm, kể từ năm bắt đầu được HĐND cấp tỉnh ban hành tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ phải nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ (%) số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt đô thị được sử dụng quy định; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện theo tỷ lệ này, báo cáo UBND cấp tỉnh. Trên cơ sở kết quả thực hiện, trường hợp cần điều chỉnh tỷ lệ (%), UBND tỉnh báo cáo HĐND cùng cấp để quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan; xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền để xử lý.
Chỉ đạo việc đăng nhập, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản theo quy định tại Nghị định này và theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị để tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công…
PT (Tổng hợp)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
Tags: thực hiện, triển khai, nghị định, công văn, ban hành, quản lý, sử dụng, tài sản, phủ quy, khai thác, kết cấu
Bài viết liên quan
- Tiếp tục triển khai quy định có liên quan hoạt động của xe bốn bánh có gắn động cơ (14/02/2025)
- Công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ trên địa bàn tỉnh (16/02/2025)
- Bãi bỏ thủ tục hành chính hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai thuộc phạm vi giải quyết của UBND xã (17/02/2025)
- Thông tư số 07/2025/TT-BKHĐT quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế (17/02/2025)
- Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động (17/02/2025)
- Thông tư số 08/2025/TT-BCA: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu trao đổi với Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia (17/02/2025)
- Công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài chính (18/02/2025)
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ chín (18/02/2025)
- Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (18/02/2025)
- Thông tư 03/2025/TT-BCA quy định chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe trong Công an nhân dân (18/02/2025)
- Triển khai các nội dung liên quan của Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (14/02/2025)
- Tăng cường chỉ đạo đối với giáo dục phổ thông (13/02/2025)
- Quy trình sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cửa khẩu biên giới đất liền (12/02/2025)
- THÔNG TƯ SỐ 29/2024/TT-BGDĐT QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM (12/02/2025)
- TOÀN VĂN: Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn chính sách trong sắp xếp tổ chức bộ máy (12/02/2025)
- Triển khai Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (12/02/2025)
- Nghị định số 19/2025/NĐ-CP quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt (12/02/2025)
- UBND tỉnh điều chỉnh một số nội dung về sắp xếp, tinh gọn bộ máy khối chính quyền tỉnh (11/02/2025)
- Thông tư 07/2025/TT-BTC: Hướng dẫn nguồn kinh phí thực hiện sắp xếp bộ máy theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP (11/02/2025)
- Quy định mới về thi tốt nghiệp, dạy thêm, học thêm... có hiệu lực từ tháng 2/2025 (11/02/2025)
Văn bản
Số kí hiệu: 11/2024/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành: 06/11/2025
Số kí hiệu: 101/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 08/05/2025
Số kí hiệu: 100/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 07/05/2025
Số kí hiệu: 99/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 05/05/2025
Số kí hiệu: 98/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 05/05/2025
Số kí hiệu: 97/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 04/05/2025
Số kí hiệu: 93/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 25/04/2025
Số kí hiệu: 92/2025/NĐ-CP
Ngày ban hành: 24/04/2025
Số kí hiệu: 16/2025/TT-BTC
Ngày ban hành: 23/04/2025
Số kí hiệu: 20/2025/TT-BCT
Ngày ban hành: 21/04/2025
Thăm dò ý kiến
Thống kê
- Đang truy cập94
- Hôm nay15,177
- Tháng hiện tại298,300
- Tổng lượt truy cập6,279,708