Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Hoa vừa ký Quyết định 4879/QĐ-UBND, ngày 30/12/2020 về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Nghệ An năm 2021. Trong đó, UBND tỉnh yêu câu các sở, ban, ngành và các địa phương tập trung cải cách thể chế, thủ tục hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên địa bàn tỉnh. 98% hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trả trước hạn và đúng hạn Theo đó, trong năm 2021, UBND tỉnh đặt ra các mục tiêu thực hiện của Kế hoạch là: Người đứng đầu các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo, đảm bảo mỗi đơn vị hoàn thành ít nhất 03 nhiệm vụ trọng tâm theo cam kết với UBND tỉnh. Đảm bảo 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã được rà soát, trong đó có từ 15 - 20% thủ tục hành chính (TTHC) được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tỷ lệ hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của cơ quan, đơn vị trả trước hạn, đúng hạn đạt 98% trở lên; 100% hồ sơ chậm vì lý do chủ quan phải được xin lỗi người dân, không có hồ sơ tồn đọng; 100% sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ đầy đủ kết quả xử lý hồ sơ TTHC; 100% hồ sơ của Hệ thống Một cửa điện tử của sở, ngành, địa phương được đồng bộ trạng thái phục vụ việc theo dõi, giám sát, đánh giá, tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp bảo đảm hoàn thành mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 ít nhất đạt 50% trong năm 2021 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của các sở, ngành, địa phương đạt từ 15% trở lên. Cùng với đó, 100% cán bộ, công chức, viên chức của sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, không có vi phạm; đảm bảo 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện kịp thời, đúng các quy định về tổ chức bộ máy; 100% cơ quan nhà nước sử dụng hiệu quả và thực hiện ký số trên phần mềm quản lý văn bản I-Office. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của tỉnh đạt từ 15% trở lên. Cải thiện Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh; đảm bảo mức độ hài lòng đối với việc cung cấp dịch vụ hành chính công đạt trên 85%, dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập đạt trên 80%. Đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết, xử lý hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 Để đạt được các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách thể chế, cải cách TTHC, cải cách bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số. Trong đó, cải cách thể chế bằng việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, địa phương; tổ chức thực hiện kịp thời các văn bản, quy định mới. Rà soát, sửa đổi, hủy bỏ, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tiến độ, đồng bộ, khả thi. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện các văn bản có sai sót để kiến nghị, xử lý kịp thời; tổ chức thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị cải cách thủ tục hành chính, công bố kịp thời TTHC theo quy định. Rà soát, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện TTHC ở các cấp; vận hành hiệu quả Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh; duy trì thực hiện có hiệu quả Bộ phận Một cửa ở các cấp… Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước bằng việc sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định; sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu, tổ chức của cơ quan, đơn vị, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý. Đồng thời, triển khai Đề án đô thị thông minh; xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ triển khai chính quyền điện tử. Tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết và xử lý hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Nghệ An có hiệu quả. Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh cũng đề ra một số giải pháp thực hiện như: Các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện cải cách hành chính. Xác định đầy đủ vai trò, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của từng cá nhân và tổ chức; tăng cường tính công khai, minh bạch của các cơ quan, đơn vị; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện cải cách hành chính ở các cấp, trong các cơ quan, đơn vị; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông để hỗ trợ tốt cho cải cách hành chính, tăng tính công khai minh bạch và hiệu quả giám sát; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của nhân dân, tổ chức vào công tác cải cách hành chính. T.H (tổng hợp) |
Ý kiến bạn đọc