Theo đó, nội dung kiểm tra, gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC, tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tại các cơ quan, đơn vị; việc thực hiện đánh giá tác động TTHC và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định TTHC của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; việc công bố, công khai TTHC; kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị...
Ngoài các đơn vị, địa phương được lựa chọn kiểm tra tại Kế hoạch này, Đoàn kiểm tra có thể tổ chức kiểm tra đột xuất tại một số cơ quan, đơn vị có đơn thư phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tấn báo chí.
UBND tỉnh yêu cầu hoạt động kiểm tra phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Sau khi kiểm tra, có kết luận rõ ràng, cụ thể những vấn đề tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử trong giải quyết TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như những kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo các cấp có liên quan.
Thông qua kiểm tra nhằm giúp các địa phương, đơn vị nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa điện tử TTHC trên môi trường điện tử. Đồng thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp tự đặt ra TTHC, các loại hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, gây nhũng nhiễu, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết TTHC...
Nguồn: PQ (Tổng hợp)
Tác giả: Dung Nguyen Trong
Ý kiến bạn đọc