Theo đó, tại Thông báo số 399/TB-VPCP ngày 28/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá: Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo; đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với hệ thống các giải pháp đồng bộ, phù hợp. Các bộ, cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện tương đối có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả, tiếp tục tạo các chuyển biến tích cực trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên toàn diện các lĩnh vực. Nhiều chương trình, đề án quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục được xây dựng và triển khai; hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm được tăng cường và kiên quyết hơn, lực lượng công an tích cực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm; nhiều địa phương tiếp tục có những giải pháp, mô hình, cách làm mới, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn đang hiện hữu ở một số địa phương, trong đó đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm với nhiều người mắc phải nhập viện điều trị. Số vụ vi phạm được phát hiện gia tăng, gây ra những lo ngại về thực phẩm không an toàn trong Nhân dân… Trong khi yêu cầu về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng cao trong bối cảnh nguồn lực quản lý, đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ nguồn lực hiện có; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư, Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm của cấp có thẩm quyền…
PT (Tổng hợp)
Theo đó, tại Thông báo số 399/TB-VPCP ngày 28/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá: Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo; đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo với hệ thống các giải pháp đồng bộ, phù hợp. Các bộ, cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện tương đối có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả, tiếp tục tạo các chuyển biến tích cực trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên toàn diện các lĩnh vực. Nhiều chương trình, đề án quản lý an toàn thực phẩm tiếp tục được xây dựng và triển khai; hoạt động thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm được tăng cường và kiên quyết hơn, lực lượng công an tích cực công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực thực phẩm; nhiều địa phương tiếp tục có những giải pháp, mô hình, cách làm mới, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn đang hiện hữu ở một số địa phương, trong đó đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm với nhiều người mắc phải nhập viện điều trị. Số vụ vi phạm được phát hiện gia tăng, gây ra những lo ngại về thực phẩm không an toàn trong Nhân dân… Trong khi yêu cầu về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm ngày càng cao trong bối cảnh nguồn lực quản lý, đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong khuôn khổ nguồn lực hiện có; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư, Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo về quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm của cấp có thẩm quyền…
Nguồn: PT (Tổng hợp)